Tin mới

Nâng mũi sline 3d fixed y

Trám răng cho những trường hợp nào?

Trám răng thẩm mỹ giúp khắc phục những nhược điểm trên răng cũng như cải thiện chức năng ăn nhai. Vậy trám răng cho những trường hợp nào? niềng răng lệch hàm được không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Trám răng cho những trường hợp nào?

Trám răng cho những trường hợp nào?

Trám răng mặt nhai là quá trình nha sĩ sử dụng những chất amalgam hoặc composite đưa vào bít lỗ răng sâu sau khi những vị trí răng bị sâu được làm sạch. Sau đó, nha sĩ chiếu năng lượng laser hoặc halogen vào những vị trí vừa được trám răng để hợp chất được đông cứng chắc chắn, tránh những tình trạng vỡ, mẻ trong quá trình ăn nhai sau này.

- Sâu răng: hiện tượng răng đau nhức, lỗ đen nhỏ ở bề mặt răng cối.

- Răng thưa: khoảng cách giữa các răng quá lớn không chỉ mất thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, gây sâu răng, viêm lợi.

- Răng bị chấn thương: các tai nạn hoặc cắn vật quá cứng bằng răng cửa sẽ gây mẻ răng, nứt men răng, gây mất thẩm mỹ và ăn nhai khó khăn.

- Cổ răng bị mòn: xuất hiện những thương tổn ở gần chân răng, làm lực nhai yếu và dễ bị tổn thương hơn.

- Đã thực hiện trám răng những hiệu quả thẩm mỹ không cao: thay miếng trám cũ Amalgam xám bạc ngả màu bằng composite trắng, nhìn tự nhiên hơn.

- Phòng ngừa: trẻ em nên trám răng phòng ngừa với răng sữa và răng vĩnh viễn, giúp phòng chống sâu răng. Còn với thiếu niên và người trưởng thành, trám răng thẩm mỹ để bảo vệ và tránh các vấn đề răng miệng.

Tin nha khoa: niềng răng phải đeo hàm duy trì bao lâu

Quy trình trám răng như thế nào?

Quy trình trám răng được áp dụng hiệu quả với nhiều trường hợp nhằm khôi phục và bảo vệ răng. Hiện nay, nha khoa áp dụng quy trình trám răng theo tiêu chuẩn:

Bước 1: Thực hiện thăm khám và xác định mức độ răng sâu, sứt mẻ. Tiến hành chụp X-quang và lấy kết quả này để lên kế hoạch điều trị thích hợp.

Bước 2: Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sĩ cần vệ sinh khoang miệng thật sạch cho khách hàng, đồng thời gây tê tại vị trí tiến hành trám răng.

Bước 3: Sử dụng đê cao su cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng. Thao tác này rất quan trọng trong quy trình trám răng bởi nếu composite dính vào nước trong khi đổ vào khoang răng cản trở các cơ chế liên kết.

Bước 4: Đổ đầy composite hoặc amalgam vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu, mẻ đã được làm sạch. Các vật liệu này chuyển thể và dần đông cứng lại thông qua phản ứng quang trùng hợp.

Bước 5: Sau khi thực hiện trám, bác sĩ chỉnh lại vết trám. Phần vật liệu trám thừa ra sau khi cứng lại sẽ được định hình và cắt bỏ.

Quy trình trám răng thực hiện đơn giản, nhanh chóng, giá thành cũng không quá cao. Chất liệu trám răng có nhiều loại, đảm bảo về độ cứng chắc cũng như nhu cầu thẩm mỹ của bệnh nhân. Do đó, hãy thực hiện trám răng sớm để bảo vệ răng miệng.

Bài viết được trích nguồn tại: https://nangmui3dcoanhhuonggikhong.blogspot.com
Thông tin liên hệ: 
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu 
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148 
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246 
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
Trám răng cho những trường hợp nào? Reviewed by trồng răng sứ tư vấn on 18 tháng 3 Rating: 5
All Rights Reserved by CẮT CÁNH MŨI HÀN QUỐC © 2017
Phát triển bởi: MinhHau Co., Ltd

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.